Sau gần một thập kỷ tranh chấp trên toà án quốc tế, đại diện của nhà mốt Ý, Gucci và thương hiệu Guess đã xác nhận rằng cả hai bên đã đạt được thỏa thuận về luật sở hữu trí tuệ, cùng các vấn đề liên quan đến nhãn hiệu toàn cầu.
Tuy nhiên, thông tin đằng sau các điều khoản của hợp đồng thỏa thuận vẫn chưa hề được tiết lộ. Song, kết quả này được xem là tín hiệu tích cực, để cả hai thương hiệu nhận ra tầm quan trong của vấn đề sở hữu trí tuệ và sự sáng tạo trong các thiết kế.
Ảnh: thefashionlaw
Vụ tranh chấp này gần như đã được giải quyết êm đẹp sau khi Gucci cáo buộc thương hiệu Guess vi phạm quyền sở hữu nhãn hiệu, logo vào năm 2009 ở tòa án New York. Trong đơn khởi kiện, nhà mốt Ý cho rằng các nhãn hiệu của Guess đã tự do sử dụng chữ “G” lồng vào nhau, nhằm tạo điểm nhấn cho các phụ kiện của hãng. Việc sử dụng trái phép này đã vi phạm luật sở hữu trí tuệ, bởi đây là bản quyền nhận diện thương hiệu của Gucci trên toàn thế giới.
Theo thông tin từ phía phiên tòa kết thúc gần đây, thẩm phán Judge Scheindlin, người đứng đầu và theo dõi vụ kiện tụng này đã ra quyết định gây bất lợi cho Guess. Theo đó, Guess bị cấm vĩnh viễn sử dụng ba trong số bốn thiết kế giống hệt Gucci, đồng thời buộc thương hiệu Mỹ này phải bồi thường thiệt hại lên đến 221 triệu đô la Mỹ về việc sử dụng trái phép.
Logo của Gucci bên trái và chính giữa. Logo của Guess ngoài cùng bên phải. (Ảnh: thefashionlaw)
BÀI LIÊN QUAN
Để có được sự công bằng ngày hôm nay, bản thân những người đứng đầu Gucci đã đi khắp các tòa án từ Ý, Pháp, Mỹ, Úc và cả Trung Quốc để tiến hành những quy trình tố tụng. Mãi đến khi Gucci chính thức nộp đơn kiện tại văn phòng Sở hữu trí tuệ thuộc Liên minh châu Âu (EU), thì vụ tranh chấp này mới được giải quyết một cách ổn thỏa.
Quay lại thời điểm tháng 12/2016, khi Gucci nộp đơn tại tòa án EU, tòa án từng cho rằng việc một người tiêu dùng bình thường sẽ khó nhận diện được sự khác nhau chi tiết giữa logo của hai thương hiệu, mà chỉ nhìn phần tổng thể. Chính điều này, rất khó để phân biệt chữ “G” của Guess có thực sự là ăn cắp từ Gucci hay không. Vì vậy, nhà mốt Gucci hoàn toàn không có đủ lý do thuyết phục để chứng minh những lý lẽ của họ là đúng.
Thoạt nhìn chữ “G” trong logo của Guess (bên trái) rất giống biểu trưng thương hiệu Gucci (bên phải), khiến khách hàng dễ ngộ nhận rằng mua được sản phẩm từ thương hiệu thời trang cao cấp Ý giá rẻ, nhưng thực tế họ lại đang tiêu thụ hàng của một thương hiệu Mỹ. (Ảnh: fashionfoiegras)
Vào tháng 5/2013, tòa án tại Milan từng đưa ra những quyết định nhằm chống lại Gucci, đồng thời khẳng định logo mà thương hiệu Guess đang sở hữu không có bất kì liên quan gì đến Gucci. Sau đó, Gucci đã kháng nghị lại quyết định của thẩm phán, tuy vậy vị thẩm phán cho rằng thương hiệu Guess luôn sẵn sàng thực hiện những biện pháp nhất định để tránh trùng lặp với đối thủ.
Thế nhưng, sau một hành trình dài tranh chấp không ngừng nghỉ, phần thắng đã được phân định nghiêng về nhà mốt Ý, Gucci. Song, cuộc chiến không hồi hết giữa các thương hiệu luôn là đề tài nóng hổi trong giới thời trang và chưa bao giờ có ý định dừng lại.
Xem thêm
Nhà mốt Gucci với tôn chỉ đạo đức nhằm bảo vệ môi trường sống loài người
Khám phá 8 phụ kiện “dị biệt” của Gucci Thu – Đông 2018
Nhóm thực hiện
Tô Mã Ngọc (Nguồn Tạp Chí Phái Đẹp ELLE/ Lược dịch: thefashionlaw/ Hình ảnh: tổng hợp)