Buổi triển lãm nghệ thuật The Art is present là câu chuyện về giấc mơ. Hãy tưởng tượng một thế giới tràn ngập những bức chân dung của các bậc thầy, những đầu đá cẩm thạch La Mã cổ đại hay những thảm hoa, thảm trang trí đầy màu sắc, hình ảnh chú rồng con hay xương sọ của loài sinh vật chưa xác định. Thế giới kỳ bí này này chính là giấc mơ của Giám đốc sáng tạo Gucci, Alessandro Michele.
Cũng như bao người làm nghệ thuật khác, Alessandro từng thấy mình lạc vào khu rừng tối nhưng may thay, việc tự định hướng con đường riêng đã giúp Alessandro không lạc mất chính mình. Trên con đường ấy, có một người đàn ông cao to, mặc quần jeans dài và áo thun bó. Người đàn ông ấy chính là Maurizio Cattelan, một nghệ sĩ không ngừng nỗ lực sáng tạo.
Tương tự với Michele, Maurizio Cattelan mơ thấy mình đang du lịch vòng quanh Thượng Hải tìm nguồn cảm hứng. Thế giới trong mơ trùng hợp giữa hai nghệ sĩ đã mang buổi triển lãm nghệ thuật đến Trung Quốc, quê hương của suy nghĩ “bản sao là bản gốc” (the copy is the original).
Ngày 10/10, tại Bảo tàng Yuz ở Thượng Hải, giấc mơ ấy đã trở thành sự thật. Một dự án triển lãm nghệ thuật đánh dấu sự hợp tác giữa Alessandro Michele và nghệ sĩ Maurizio Cattelan, có tiêu đề The Artist Is Present đã được giới thiệu. Chương trình cũng được dẫn dắt bởi Chủ tịch và CEO của Gucci Marco Bizzarri. Mối quan hệ phức tạp giữa hình ảnh và thực tế trở thành một trong những chủ đề quan trọng nhất của nghệ thuật. Buổi triển lãm góp phần chứng minh làm thế nào bản sao có thể được coi là sáng tạo, có giá trị nghệ thuật giống như bản gốc.
Triển lãm trưng bày tác phẩm của hơn 30 nghệ sĩ Trung Quốc và nhiều quốc gia khác. Trong một thời đại mà mọi thứ được tái tạo, không có gì thực sự giữ được hào quang nguyên bản. Điều này cho thấy nhu cầu cấp thiết để vượt qua một khái niệm cũ, đồng thời sáng tạo những bản sao mới như một công cụ không thể thiếu trong xã hội.
Chương trình khám phá cách thức đạt được tính sáng tạo thông qua việc lặp lại và cách bản gốc được bảo tồn qua các bản sao. Nó bao gồm sự đắm chìm trong thế giới mô phỏng, nơi giá trị cốt lõi để xác định một tác phẩm nghệ thuật trong thế giới phương Tây là tính độc đáo, giá trị thông điệp, sự bày tỏ và nhất là suy nghĩ về bản quyền tác giả được tháo bỏ. Như Maurizio Cattelan đã nói: “Sao chép giống như một lời báng bổ: nó có vẻ như không tôn trọng Thiên Chúa, nhưng lại là sự công nhận ý nghĩa tồn tại của tác phẩm”.
BÀI LIÊN QUAN
Nếu bản sao thực tế của nhà thờ Sistine được ví như một nghệ sĩ nhạc pop đang trong chuyến lưu diễn vòng quanh Mexico thì The Artist is Present có thể được xem như một tuyên ngôn rằng, sự đánh giá cao tác phẩm nghệ thuật nên được dựa trên các ý tưởng gắn kết, thay vì sự hài lòng trực quan đơn giản với ác phẩm nghệ thuật gốc.
Buổi triển lãm mời nhiều tên tuổi nổi tiếng trong lĩnh vực nghệ thuật và thời trang như Chris Lee, Nini, Liu Wen, Song Zuer, Ngô Lỗi, Kentaro Sagaguchi, Lưu Gia Linh, Cecilia Alemani, Pierpaolo Ferrari, Lucrezia Calabrò, Cristiana Perrella, Ali Subtonick, Bice Curiger, Chiara Parisi, Mera và Donald Rubell, Maria Luisa Frisa.
Một số hình ảnh trong buổi triển lãm nghệ thuật The Art is Present:
—
Xem thêm:
Trở về tuổi thơ với buổi triển lãm vinh danh bậc thầy sáng tạo Hayao Miyazaki
[Điểm tin thời trang] Triển lãm váy cưới Meghan Markle, Gucci Xuân 2019 không trình diễn ở Milan
Nhóm thực hiện
Nguồn: Tạp chí Phái đẹp ELLE Ảnh: Gucci