Vì sao các thương hiệu thời trang cao cấp quyết tiêu hủy hàng tồn trị giá nhiều triệu bảng Anh?

Đăng ngày:

Việc các thương hiệu thời trang cao cấp tiêu hủy sản phẩm tồn kho có trị giá lên đến hàng triệu bảng Anh là động thái khiến dư luận đặc biệt quan tâm.

Theo công bố mới, thương hiệu thời trang cao cấp Burberry đã tiêu hủy hơn 28 triệu bảng Anh bao gồm các sản phẩm thời trang và mỹ phẩm tồn kho năm trước. Không chỉ Burberry, các thương hiệu thời trang khác cũng áp dụng phương thức này để xử lý sản phẩm tồn.

Thông tin này đã làm dấy lên nhiều câu hỏi xung quanh thực trạng kinh doanh của các thương hiệu thời trang tại Anh. Vì sao các thương hiệu thời trang cao cấp quyết định tiêu hủy những sản phẩm có giá trị lớn đến vậy?

thương hiệu thời trang cao cấp 1

Cửa hàng Burberry ở Luân Đôn, Anh. (Ảnh: Jack Taylor)

1. Huỷ sản phẩm để bảo vệ uy tín của thương hiệu

Vào đầu những năm 2000, vì chưa có độ phủ sóng rộng nên các thương hiệu thời trang cao cấp được biết đến nhờ lời giới thiệu cảm nhận sử dụng thực tế từ người bán. Sau đó, sản phẩm được bán qua hình thức truyền tay ở mức giá mềm. “Chợ đen” trở thành thị trường chiếm ưu thế trong thời gian này.

Trong đời sống hiện đại ngày nay, việc mua những món thời trang cao cấp đã thuận tiện hơn rất nhiều. Nhưng vì vẫn chịu thuế nhập khẩu nên mức giá tại các cửa hàng bán lẻ vẫn còn cao hơn so với thị trường “chợ đen”. Vì vậy, đã có không ít người chọn mua sản phẩm thời trang cao cấp thông qua hình thức “không chính thống” này. Song, thị trường “chợ đen” khá tự do, lại thiếu cam kết chất lượng và nguồn gốc nhà sản xuất nên đôi khi dẫn đến tình trạng hàng giả tràn lan. Điều này gây ra những hiểu lầm đáng tiếc đối với danh tiếng thương hiệu. Để giải quyết tình trạng trên, Burberry đã tạo nên dấu ấn riêng là loại nhãn có chữ ký đặc biệt may bên trong sản phẩm.

thương hiệu thời trang cao cấp 5

Phần logo chữ ký được may bên trong khéo léo nhằm phân biệt với hàng giả, chất lượng kém. (Ảnh: @burberry)

Chính vì đặc biệt quan tâm về uy tín, các thương hiệu thời trang cao cấp được cho là phá hủy các mặt hàng tồn để bảo vệ tài sản trí tuệ và giá trị thương hiệu của họ. Nói cách khác, họ làm điều này để ngăn chặn việc sản phẩm tồn kho bị giả mạo hoặc bị bán phá giá trên thị trường “chợ đen” với các nhà bán lẻ không chính thức nằm ngoài các kênh phân phối được phê duyệt của thương hiệu.

2. Các thương hiệu thời trang cao cấp tiêu hủy hàng tồn bằng cách nào?

Theo báo cáo của Business of Fashion, quá trình tiêu hủy sản phẩm hoạt động qua lò đốt chuyên dụng có khả năng khai thác năng lượng an toàn với môi trường. John Peace, Chủ tịch hội thương hiệu cao cấp cho biết cách làm này đã giúp giảm thiểu số lượng hàng hóa dư. Nhưng trước những bất cập trong cách làm này đã khiến các doanh nghiệp tìm giải pháp khác để giảm lượng hàng tồn của mình.

thương hiệu thời trang cao cấp tiêu huỷ 17

Louis Vuitton đã tổ chức một buổi bán hàng giảm giá bí mật cho số ít nhân viên và họ buộc phải giữ kín và phủ nhận mọi thông tin về chương trình giảm giá của hãng. (Ảnh: Louis Vuitton)

Thống kê từ hãng Burberry cho biết giá trị số hàng tồn kho được gửi đến lò đốt tăng từ 18,8 triệu bảng năm 2016 lên đến 26,9 triệu bảng năm 2017. Điều này đã lý giải nguyên nhân doanh số bán hàng ở thị trường Anh và châu Âu bị giảm mạnh.

thương hiệu thời trang cao cấp 4

(Ảnh: Burberry)

3. Giải pháp nào cho các thương hiệu thời trang cao cấp?

Hiện nay, đa phần các thương hiệu thời trang đều áp dụng cách làm như Burberry. Ví dụ, thương hiệu đồng hồ cao cấp Richemont đã cho tiêu hủy số hàng tồn có giá trị lên đến 421 triệu bảng tại thị trường châu Âu và châu Á. Nhưng nhiều thương hiệu thời trang đã nhận ra việc làm này rất nhiều rủi ro, tổn hại đến giá trị thương hiệu. Vì vậy, họ lập nên chính sách bán hàng giảm giá để thu hút người tiêu dùng hoặc cắt giảm số lượng sản phẩm để ngăn chặn việc sản phẩm bị đưa ra thị trường hàng giả. Tuy nhiên, những giải pháp này đang gây ra nhiều tranh cãi.

thương hiệu thời trang cao cấp 5

Mặt trái của việc hạ giá sản phẩm là đồng nghĩa với hình ảnh thương hiệu cũng bị giảm đi. (Ảnh: M.Sajjad)

Một giải pháp khác sáng tạo và thân thiện với môi trường hơn đến từ tập đoàn Kering. Tập đoàn đã tham gia tuyển chọn những nhà thiết kế ​thời trang ​bền vững qua cuộc thi Worn Again (tạm dịch: Hãy mặc lại). Các loại vải, sản phẩm tồn kho sẽ được tái chế tạo ra những bộ trang phục chất lượng mang phong cách mới được gọi là “thời trang bền vững cao cấp”.

Xem thêm:

Thương hiệu Burberry thay đổi chiến lược ra mắt dưới quyền Ricarrdo Tisci

H&M kết hợp cùng tạp chí ELLE và Đại học RMIT trong buổi đối thoại về Thời trang bền vững

Nhóm thực hiện

Ngọc Trân (Nguồn: Tạp chí phái đẹp ELLE/ Tham khảo: theguardian/ Hình ảnh: tổng hợp)

icons8-bell-90
Luôn giữ kết nối! Đăng ký để ELLE chia sẻ cùng bạn những bài viết thú vị.
XEM THÊM
no more