Lifestyle / Trải nghiệm

4 bí mật về nụ cười có thể bạn chưa biết

Chúng ta hầu như ai cũng thích cười và trông thấy nụ cười từ người khác, bất luận là nụ cười mỉm ở khóe môi, hay khuôn mặt như có ý cười với đôi lông mày giãn ra thư thả, cũng có thể là một tràng cười sảng khoái, hoặc là nụ cười nghẹn ngào sau những giọt nước mắt…

Dù ở trạng thái, mức độ khác nhau thì nụ cười cũng luôn khiến người ta bị lan tỏa sâu sắc. Song, đã bao giờ bạn nghĩ về bí mật của những nụ cười có thể bạn chưa biết?

1. Bạn đang cười gì?

Trong lúc trò chuyện, có đôi khi người ta sẽ hỏi: “Bạn đang cười gì vậy?”. Có thể bạn chưa biết rằng, nếu bỏ qua tính công kích trong câu hỏi này thì đáp án mà ELLE thường thấy nhất đó là: Vì bạn nói chuyện khiến tôi cười.

Nụ cười giúp không khí hạnh phúc và vui vẻ được lan tỏa.
Nụ cười giúp không khí hạnh phúc và vui vẻ được lan tỏa.

Câu trả lời này có chính xác không? Chưa chắc! Giáo sư Robert Proven thuộc trường đại học Maryland (Mỹ) là một chuyên gia nghiên cứu về nụ cười. Ông đã từng cùng với các đồng nghiệp quan sát những tình huống con người cười ở một trung tâm mua sắm lớn. Tổng cộng họ ghi chép lại được 1.200 trường hợp khiến người ta cười, trong đó chỉ có 10-20% có hành vi cười khi nghe người khác nói chuyện. Trên thực tế, đa số con người cười đều do một bình luận thú vị nào đó.

Trong tác phẩm “Cười – một cuộc điều tra khoa học” của mình, Proven đã viết: Tỷ lệ cười khi chúng ta nói chuyện cao hơn 50% khi nghe người khác nói; khi chúng ta sống trong một môi trường xã hội, số lần chúng ta cười bằng 30% so với khi chúng ta ở một mình và bên cạnh không có bất kỳ công cụ giải trí nào. Proven cho rằng: nhân tố trọng yếu khiến chúng ta cười không phải là lời nói hay câu chuyện cười, mà là con người. Có thể bạn chưa biết, cười không chỉ là phản ứng bình thường đối với sự hài hước mà nó còn là nút thắt xã hội mà con người xã hội trong các tình huống xã hội. Nó kết nối chúng ta với những người xung quanh, khiến cho mọi người càng hòa hợp với nhau hơn.

bi-mat-cua-nu-cuoi_ellevietnam3

Nụ cười là cầu nối liên kết con người với nhau.

Tiếng cười đầu tiên của chúng ta xảy ra trong khoảng từ 2 đến 6 tháng tuổi, khi đó chúng ta vẫn còn là một đứa trẻ sơ sinh gần như chưa có cảm giác rõ rệt với môi trường xung quanh. Khi bố mẹ chơi đùa trước mặt bạn, bạn sẽ phát ra tiếng cười trong vô thức. Cười có thể khích lệ trẻ khám phá thế giới thông qua những cảm giác về mọi trường xung quanh mình.

Theo Proven, cười khi giao tiếp với người khác là “chất bôi trơn” trong hoạt động xã hội. Nó có thể tạo nên hứng thú ở đối phương, giải tỏa những tâm trạng căng thẳng, làm dịu lại bầu không khí của cuộc trò chuyện. Tiếng cười còn có khả năng giúp con người nhìn nhận những áp lực một cách nhẹ nhàng hơn hoặc đối diện với khó khăn thoải mái hơn. Nhà tâm lý học thuộc trường đại học bang Georgia (Mỹ) – Michael Aoun nói: “Bạn có thể thông qua nụ cười để ảnh hưởng hành vi của người khác”. Trong môi trường làm việc, cười có thể “điều động” tâm trạng của một tổ thành viên nhỏ, nâng cao tinh thần làm việc của họ và khiến sự hợp tác giữa mọi người thuận lợi hơn.

2. Cười là cách biểu hiện tình cảm riêng?

Năm 1972, tác giả Joseph Adison (Anh) viết: “Một trong những điểm khác nhau giữa con người với động vật khác chính là con người thì biết cười”. Tuy nhiên, khoa học hiện đại đã sửa lại phán đoán này của ông.

Cười là một cách biểu hiện tình cảm
Cười là một cách biểu hiện tình cảm

Trước giờ, con người đều tự tin cho rằng không có loài động vật nào có thể cười như con người. Mãi cho đến khi phát hiện loài vượn và khỉ có thể học cách đứng thẳng và bước đi thì người ta mới ý thức được rằng, hai loài này có thể cũng biết cười. Thông qua việc làm giảm nhẹ áp lực ở khoang não, hành vi đi thẳng thật sự giúp vượn và khỉ mở miệng kêu đồng thời với việc hô hấp. Ví dụ như âm thanh ha ha tựa như tiếng cười chẳng hạn.

Nếu nụ cười thật sự chỉ là một “chất bôi trơn” xã hội, thế thì loài vượn và khỉ thân cận với chúng ta có biết cười cũng không có gì lạ. Proven phát hiện, trong nhóm vượn và khỉ náo nhiệt thật sự phát ra những âm thanh tựa như tiếng cười, chỉ có điều âm thanh này không vui tai như tiếng cười của con người mà giống như tiếng khàn khàn khi đổi mùa hơn. Khi Proven bật một đoạn băng thu “tiếng cười” của tinh tinh đen cho học trò của ông nghe, đại đa số họ cho rằng đấy là tiếng thở mạnh của chó, còn một số ít thì cho rằng đấy là âm thanh của chà xát của giấy nhám.

4-bi-mat-ve-nu-cuoi-co-the-ban-chua-biet_ellevietnam2
Nụ cười chưa hẳn là điều chỉ riêng có ở con người.

Một giáo sư của trường đại học Washington (Mỹ) thông qua việc thu lại âm thanh của loài chuột đã phát hiện: Khi cù cho chuột nhột, chúng sẽ phát ra sóng siêu âm 50 KHz và ông cho rằng đây chính là tiếng cười của chuột. Theo ông, nghiên cứu âm thanh của chuột có thể hỗ trợ cho việc tìm hiểu bí mật sinh vật học thần kinh của tiếng cười ở nhân loại. Cái gọi là “nhân hữu nhân ngữ, thú hữu thú ngôn” cho nên nụ cười chưa hẳn là điều chỉ riêng có ở con người, những động vật khác cũng chưa hẳn là không biết cười. Điểm mấu chốt là chúng ta định nghĩa “tiếng cười” như thế nào mà thôi.

3. Tại sao nụ cười có sức lây lan?

Charles John Huffam Dickens – tác gia người Anh trong tác phẩm “A Christmas Carol” của mình có viết một ý đại khái là: “Khi bệnh tật và phiền não có thể lan truyền thì trên thế giới này cũng không có được thứ gì có sức mạnh lan tỏa niềm vui giống như nụ cười. Đây thật sự là một sự sắp đặt hợp lý vô cùng cao thượng, công bằng công chính và không có một chút nào thiên vị”.

4-bi-mat-ve-nu-cuoi-co-the-ban-chua-biet_ellevietnam5
Nụ cười có tính lây lan giữa người với người.

Đáng tiếc là sau hơn 160 năm, chúng ta vẫn không biết rằng tại sao hành vi cười lại có sức lây truyền không thể kháng cự như thế. Một vài nghiên cứu gần nhất dường như mới đem lại cho chúng ta vài “gợi ý”.

Giáo sư Sophie Scott thuộc trường đại học London (Anh) đã cho thu âm của 20 người tình nguyện, và thông qua máy quét MRI để quan sát hoạt động não bộ của 20 người này. Trong đoạn ghi âm gồm có tiếng cười, tiếng hoan hô, tiếng oán trách và âm thanh nhân tạo không mang sắc thái tình cảm nào cả. Kết quả phát hiện: tất cả những âm thanh mang sắc thái tình cảm đều có thể tạo nên hoạt động vận động của vỏ não trước. Tuy nhiên, có thể bạn chưa biết rằng phản ứng của não đối với tiếng cười và tiếng hoan hô mạnh mẽ hơn rất nhiều so với âm thanh mang tâm trạng tiêu cực khác. Điều này cho thấy, khi chúng ta nghe được tiếng cười hay tiếng hoan hô của người khác thì chúng ta cũng muốn làm giống như vậy nhất.

Một nụ cười bằng 10 thang thuốc bổ
Một nụ cười bằng 10 thang thuốc bổ

Kết quả trên dường như đã cung cấp sự giải thích khá hợp lý vì sao nụ cười lại có sức lan truyền. Song, tại sao lại như vậy? Có một giải thích xuất phát từ góc độ tiến hóa là: trong một cuộc đùa giỡn của động vật, tiếng cười sẽ phát ra tín hiệu với đối phương rằng: đây chỉ là giỡn cho vui thôi, cho dù có những hành động “động tay động chân” cũng không phải là đánh nhau thật đâu nhé. Tín hiệu an toàn này vô cùng cần thiết, nếu không thì cuộc “vật lộn” kiểu đùa giỡn này rất có thể diễn biến thành một cuộc đấu đá ác ý nguy hiểm. Scott còn đưa ra một lời giải thích khác: bà tin rằng cảm nhận được tình cảm của người khác có thể thúc đẩy mối quan hệ giao tiếp của con người. Trong môi trường xã hội, đây có lẽ là nguyên nhân trọng yếu giải thích tại sao nụ cười có sức cảm nhiễm đến vậy.

4. Nụ cười có là thần dược?

“Muốn thấy cầu vồng, bạn phải chịu đựng được những cơn mưa” câu nói này thật sự có tác dụng khích lệ người ta dám đối mặt với khó khăn, thử thách. Vậy thì, một liều thần dược từ nụ cười có thể làm giảm bớt áp lực và có ích cho sức khỏe chăng? Giáo sư Lee Burke thuộc trường đại học Loma Linda (Mỹ) đồng ý với quan điểm này.

4-bi-mat-ve-nu-cuoi-co-the-ban-chua-biet_ellevietnam1

Liều thần dược từ nụ cười có thể làm giảm bớt áp lực và có ích cho sức khỏe.

Để đánh giá lợi ích mà cười đem lại cho cơ thể, Burke đã cho 14 người tình nguyện xem đoạn phim hài 20 phút, đồng thời kiểm tra huyết áp và mức cholesterol trước và sau khi xem phim ở họ. Kết quả cho thấy: sau “vận động cười lớn”, huyết áp và cholesterol ở những người này đều giảm xuống thấp. Thêm một thực nghiệm ngược lại, khi cho họ xem đoạn phim buồn thì hoàn toàn không thể đạt được hiệu quả trên. Điều này cho thấy, nụ cười tưởng như đơn giản lại giúp bạn cải thiện vấn đề sức khoẻ mỗi ngày mà có thể bạn chưa biết.

Không chỉ vậy, cười còn có thể giúp người bệnh thoát khỏi bệnh tật. Có nghiên cứu đã phát hiện, cười có thể làm tăng mạnh sức đề kháng trong cơ thể, thúc đẩy sức sống của các tế bào, làm tăng sự khỏe mạnh cho hệ miễn dịch. Hình ảnh người mẹ khi cười thậm chí còn có thể cải thiện chất lượng sữa mẹ, nâng cao khả năng đối kháng với chứng da quá nhạy cảm ở trẻ sơ sinh.

Từ những ích lợi dễ hiểu trên có thể thấy rõ: cười có thể xem như liều thần dược giúp kéo dài tuổi thọ con người. Vậy thì hãy cứ thường xuyên “hào phóng” dành tặng những “món quà” tưởng chừng như đơn giản này cho bản thân và cho những người thân yêu của chúng ta, bạn nhé!

__

Xem thêm:

Bí quyết sống hạnh phúc: Vui trọn từng ngày

10 điều cần “cai” giúp bạn thay đổi cuộc sống tích cực

Tìm hiểu 11 bí quyết giúp bạn học được cách sống hạnh phúc

Nhóm thực hiện

Bài: Tạ Lê Minh Thư
Kết nối với ELLE! Bắt kịp nhịp đập thời trang, làm đẹp và phong cách sống.
for Onesignal ring banner

BÌNH LUẬN (0)