“Filler-free skincare” – Cuộc cách mạng dưỡng da an toàn

Đăng ngày:

Có thể nói, “filler-free skincare” đang là một trong những từ khóa mới mẻ trong thị trường mỹ phẩm toàn cầu. Và nếu bạn có một làn da nhạy cảm thì ELLE tin chắc rằng, những sản phẩm dưỡng da filler-free sẽ giúp bạn rất nhiều trong công cuộc tuyển chọn mỹ phẩm an toàn đấy!

Với sự phát triển không ngừng của khoa học, mỹ phẩm cũng dần được nghiên cứu và thêm vào các thành phần phụ nhằm tăng cường khả năng dưỡng da. Bên cạnh các hoạt chất có lợi, bạn vẫn cần phải lưu ý những chất phụ gia khác như filler (chất làm đầy) có thể gây ảnh hưởng tiêu cực đến làn da. Để hạn chế tình trạng bất lợi này, một số các nhãn hàng đã đưa ra chủ trương “filler-free skincare” từ đó tạo nên làn sóng mỹ phẩm an toàn nhằm hỗ trợ các làn da nhạy cảm tìm được sản phẩm “chân ái” của mình.

Thuật ngữ dưỡng da an toàn "filler-free"

Dưỡng da an toàn hơn với xu hướng “filler-free”. Ảnh: Instagram @irinashayk.

“filler-free skincare” – thuật ngữ dưỡng da mới

“Filler” xuất hiện trong dưỡng da với nhiều mục đích khác nhau. Tiến sĩ Dendy Engelman – Giám đốc Phẫu thuật Da liễu, bệnh viện Metropolitan giải thích:

“Filler (chất làm đầy) được xem là những chất được sử dụng để kết dính thành phần với nhau, kéo dài thời hạn sử dụng hoặc lấp đầy không gian trong hộp đựng.”

Tuy nhiên đối với một số làn da nhạy cảm, “filler” như “quả bom nổ chậm” khiến cho da kích ứng nặng. Từ đó, với mặt hại khó lường của chất làm đầy, các tín đồ làm đẹp và các nhãn hàng càng quan tâm hơn về xu hướng “filler-free skincare”. Tiến sĩ Engelman cũng lưu ý rằng các sản phẩm “filler-free” có xu hướng mang lại hiệu quả dưỡng da tốt hơn, nhanh hơn. Điều đó có thể giải thích vì chất làm đầy cũng làm loãng sản phẩm đáng kể. Từ đó mọi thành phần đặc trị sẽ không hấp thụ hoàn toàn vào da.

các loại chất làm đầy nên lưu ý

Chuyên gia thẩm mỹ Natasha Crow, Nhà đồng sáng lập của House of Hilt, cho biết:

“Có nhiều loại chất làm đầy khác nhau, và theo tôi, chúng được chia theo ba phân loại khác nhau: nhựa, một số loại sáp hoặc các loại “filler” chất lượng thấp, rẻ tiền. Những loại này đều có yếu tố tiềm ẩn gây hại cho da.”

Và sau đây là những cái tên “filler” phổ biến cần tránh khi bạn muốn thử sản phẩm chăm sóc da mới:

  • Acrylates: Đây là một thành phần tạo nên sơn acrylic. Acrylates là chất độc hại và có khả năng làm bí da và bít tắc lỗ chân lông. Chất này cũng là chất gây kích ứng da và có thể gây ra mụn trứng cá. 
  • Bột cacbonat: Là một loại bột trắng, mịn có thành phần chủ yếu từ axit acrylic và thường được sử dụng để tạo gel tóc. Và loại bột này khi có mặt trong sản phẩm có thể gây ảnh hưởng xấu đến da. 
  • Chất tạo chéo: Một loại nhựa lỏng giúp kết dính sản phẩm, chất tạo chéo cũng là chất có hại, gây kích ứng da và dẫn đến nổi mụn.
  • Dimethicone: Chất làm đầy dạng lỏng không quá gây hại. Bên cạnh đó, chất này giúp sản phẩm có kết cấu mượt mà hơn. Tuy nhiên, Dimethicone là một loại silicone và tạo nên kết quả tạm thời. Giống như acrylates và crosspolyme, dimethicone cũng có thể gây ra mụn bởi chất này gây khô da một cách đáng kể.
Chăm chút làn da cùng xu hướng "filler-free skincare"

Chất làm đầy có trong sản phẩm dưỡng da có thể gây tác động xấu đến da. Ảnh: Instagram @haileybieber.

vì sao trên thị trường vẫn tồn tại sản phẩm dưỡng da chứa filler? 

Tuy sự xuất hiện của chất làm đầy có trong sản phẩm dưỡng da gây nên sự hoang mang với công chúng. Tuy lượng chất vẫn luôn được kiểm duyệt kĩ càng bởi các phòng thí nghiệm. Nhà sáng lập nhãn hàng TAHNYC – Irene Barsky cũng chia sẻ thêm:

“Với góc nhìn của người tạo ra sản phẩm, hàm lượng chất làm đầy có trong sản phẩm đều luôn được chúng tôi giữ ở mức tiêu chuẩn. Bên cạnh đó, nhãn hàng cũng luôn nghiên cứu kĩ càng các phản ứng của chất làm đầy đến các chất đặc trị khác. Từ đó, hoạt chất có trong sản phẩm sẽ được đảm bảo hoạt động hiệu quả hơn và mang lại lợi ích cho da.”

Nhìn chung, triết lý dưỡng da không “filler” là phương pháp lý tưởng cho mọi loại da. Không những vậy, những sản phẩm “filler-free” cũng đảm bảo được hàm lượng các dưỡng chất thoa lên da. Nhưng ở thị trường chung, sản phẩm dưỡng da không chất làm đầy vẫn chiếm phân khúc giá cao bởi sự thuần khiết trong bảng thành phần. Tuy nhiên, Tiến sĩ Dendy Engelman cũng đưa lời khuyên cho những ai đang có làn da nhạy cảm nên hạn chế sử dụng các sản phẩm có chứa “filler”. Thay vào đó, bạn đầu tư vào những sản phẩm có bảng thành phần tự nhiên hơn để mang lại lợi ích tuyệt đối cho da. Và đối với các sản phẩm đặc trị thì chúng ta càng nên lưu ý hơn hết. 

Da nhạy cảm nên hạn chế các sản phẩm chứa filler

Triết lí dưỡng da “filer-free skincare” lý tưởng cho mọi loại da. Ảnh: Instagram @ester_exposito.

Nhóm thực hiện

Bài: Bửu Nghi

Nguồn: Tạp chí Phái đẹp ELLE

Tham khảo: Martha Stewart

Ảnh: Tổng hợp

icons8-bell-90
Luôn giữ kết nối! Đăng ký để ELLE chia sẻ cùng bạn những bài viết thú vị.
XEM THÊM
no more