So sánh ưu và nhược điểm của các loại răng sứ phổ biến

Đăng ngày:

Răng sứ đã trở thành một giải pháp phổ biến trong nha khoa thẩm mỹ, giúp phục hồi hàm răng bị hư tổn, mang lại nụ cười tự tin.

Răng sứ là một giải pháp phục hình răng được nhiều người lựa chọn để khắc phục các vấn đề về thẩm mỹ và chức năng của răng. Với sự phát triển của công nghệ nha khoa, hiện nay có nhiều loại răng sứ khác nhau, mỗi loại đều có những đặc điểm và lợi ích riêng. Bài viết say đây sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về các loại răng thẩm mỹ phổ biến hiện nay để có sự lựa chọn phù hợp.

Cô gái tay ôm mặt cười, da trắng - môi khô

Ảnh: Instagram @diveinfoto.

Răng sứ là gì?

Răng sứ là một loại vật liệu nha khoa được sử dụng để phục hình răng, mang lại vẻ đẹp thẩm mỹ tự nhiên và cải thiện chức năng ăn nhai. Hiện nay răng được chế tạo từ các loại vật liệu khác nhau, bao gồm kim loại, sứ hoặc các hợp chất tiên tiến khác, nhằm tái tạo hình dáng và chức năng của răng thật. Phương pháp này được sử dụng phổ biến trong các trường hợp như răng vỡ, răng mẻ, răng bị nhiễm màu không thể tẩy trắng nặng hoặc răng đã mất.

Top 5 loại răng sứ phổ biến

Hiện nay, có nhiều loại răng sứ khác nhau trên thị trường, mỗi loại đều có những ưu và nhược điểm riêng. Dưới đây là một số loại răng thẩm mỹ phổ biến nhất:

1. Răng sứ kim loại

Răng sứ kim loại là một răng thẩm mỹ truyền thống, xuất hiện đầu tiên và được sử dụng rộng rãi trong nha khoa. Loại răng này có khung sườn bên trong làm bằng kim loại (thường là hợp kim crom-coban hoặc niken-crom) và lớp sứ bao phủ bên ngoài.

Ưu điểm:

  • Độ bền cao: Với khung sườn làm bằng hợp kim loại răng này có khả năng chịu lực tốt, phù hợp với các hàm cần chịu áp lực cao khi ăn nhai.
  • Chi phí hợp lý: So với các phương pháp làm răng thẩm mỹ khác, loại này có giá thành thấp và phù hợp với nhiều người hơn

Nhược điểm:

  • Mức độ thẩm mỹ chưa cao: Khung kim loại có thể lộ ra ở viền nướu, gây mất thẩm mỹ, đặc biệt khi nướu co lại theo thời gian.
  • Khả năng gây kích ứng: Một số người có thể bị dị ứng hoặc kích ứng với kim loại, gây ra các vấn đề về nướu và sức khỏe răng miệng.
Răng sứ kim loại truyền thống

Răng sứ bằng kim loại là loại phổ biến nhất hiện nay. Ảnh: Freepik.

2. Răng sứ titan:

Răng sứ titan phù hợp với nhiều trường hợp phục hình răng như răng bị sâu, mẻ, vỡ, mất, đổi màu hoặc mòn. Là một lựa chọn phổ biến trong nha khoa thẩm mỹ nhờ sự kết hợp hoàn hảo giữa độ bền và tính thẩm mỹ. Với khung sườn làm từ hợp kim titan cứng cáp, lớp sứ bên ngoài được phủ một lớp sứ cao cấp, có màu sắc tự nhiên, giúp răng sứ hòa hợp với màu sắc của răng thật.

Ưu điểm: Có tính tương thích sinh học cao, ít gây kích ứng nướu và kháng khuẩn tốt, bảo vệ sức khỏe răng miệng.

Nhược điểm: Giá thành của răng titan cao hơn so với răng kim loại và vẫn có khả năng bị đen viền nướu, dù ít xảy ra hơn.

3. Răng sứ Zirconia

Được làm từ vật liệu Zirconia, một loại gốm sứ sinh học nổi bật với độ cứng và khả năng chịu lực tuyệt vời. Loại răng này có màu trắng tự nhiên và sáng, trông giống như răng thật. Cả phần khung sườn lẫn lớp phủ bên ngoài đều sử dụng vật liệu Zirconia, tạo ra một sản phẩm răng sứ có sự kết hợp hoàn hảo giữa độ bền và tính thẩm mỹ cao.

Ưu điểm:

  • Độ bền vượt trội: Khả năng chịu lực và chống mài mòn cao.
  • Thẩm mỹ cao: Màu trắng tự nhiên, không bị đen viền nướu.
  • An toàn sinh học: Không gây kích ứng, phù hợp với mọi loại cơ địa, bảo vệ răng miệng.

Nhược điểm:

  • Chi phí cao: Giá thành cao hơn các loại răng thẩm mỹ khác.
  • Yêu cầu kỹ thuật cao: Quy trình thực hiện và lắp đặt phức tạp, đòi hỏi bác sĩ và kỹ thuật viên có tay nghề cao.
  • Có thể gây mài mòn răng thật: Vì có độ cứng cao, răng sứ Zirconia có thể gây mài mòn cho răng thật.
Răng sứ - cô gái cười cầm bàn chải đánh răng

Răng sứ Zirconia được ưu thích bởi tính thẩm mỹ cao dù chi phí khá đắt. Ảnh: Freepik.

4. Răng sứ E.max

Răng sứ E.max là loại răng thẩm mỹ được làm từ lithium disilicate, một loại vật liệu tiên tiến có độ trong suốt cao và màu sắc tự nhiên. Loại răng này nổi bật với vẻ đẹp thẩm mỹ và khả năng chịu lực tốt, giúp tái tạo răng một cách hoàn hảo cả về hình thức lẫn chức năng.

Ưu điểm:

  • Độ bền tốt, chịu lực nhai tốt trong điều kiện sử dụng bình thường.
  • Mỏng và nhẹ hơn so với các loại răng thẩm mỹ khác
  • Tương thích sinh học cao, không gây kích ứng nướu, đảm bảo sức khỏe răng miệng.
  • Màu sắc ổn định không bị ố vàng theo thời gian.

Nhược điểm:

  • Giá thành cao: Do công nghệ sản xuất phức tạp và vật liệu cao cấp nên răng sứ E.max có giá thành cao hơn so với các loại răng thẩm mỹ khác.
  • Độ bền kém hơn Zirconia: Mặc dù có độ bền tốt nhưng răng E.max vẫn không bền bằng Zirconia, đặc biệt là ở những vị trí chịu lực nhai lớn.
  • Chỉ phù hợp với một số trường hợp phục hình răng cửa hoặc các vị trí ít chịu lực nhai.

5. Răng sứ composite

Composite là một loại nhựa nha khoa có khả năng đông cứng dưới tác động của ánh sáng, được sử dụng để tạo hình trực tiếp trên răng. Răng sứ composite là lựa chọn phù hợp cho phục hình răng bị hư tổn, thay đổi màu sắc, hình dạng một cách nhanh chóng và tiết kiệm chi phí, nhưng lựa chọn này sẽ có những hạn chế về độ bền và thẩm mỹ.

Ưu điểm:

  • Quy trình chế tạo, phục hình răng nhanh chóng
  • Dễ sửa chữa nếu bị hư hỏng
  • Chi phí thấp

Nhược điểm:

  • Độ bền thấp: Dễ mài mòn và đổi màu theo thời gian.
  • Thẩm mỹ kém: Màu sắc không tự nhiên, dễ lộ viền đen khi nướu co lại.
  • Chịu lực kém: Không phù hợp cho răng hàm chịu lực lớn.

Việc lựa chọn loại răng sứ phù hợp phụ thuộc vào nhiều yếu tố như tình trạng răng miệng, ngân sách, nhu cầu thẩm mỹ và tuổi thọ mong muốn. Hy vọng thông tin này sẽ giúp bạn có lựa chọn phù hợp để cải thiện sức khỏe răng miệng và nụ cười của mình.

Nhóm thực hiện

Bài: Lương Dung

Ảnh: Tổng hợp 

icons8-bell-90
Luôn giữ kết nối! Đăng ký để ELLE chia sẻ cùng bạn những bài viết thú vị.
XEM THÊM
no more