Top sản phẩm dưỡng da cần có để “chống chọi” với môi trường ô nhiễm
Ô nhiễm không khí không chỉ ảnh hưởng đến sức khỏe hệ hô hấp mà còn tác động trực tiếp đến làn da. Chúng ta phải làm gì để cải thiện tình trạng này?
Ngày nay, một trong những nguyên nhân đẩy mạnh quá trình biến đổi khí hậu chính là những hoạt động của con người, những ngành công nghiệp và nhu cầu đi lại hằng ngày càng tăng cao. Bầu không khí phải hứng chịu một lượng lớn khói bụi dẫn đến hiệu ứng nhà kính, khiến bầu khí quyển ngày càng nóng hơn. Trong thời gian gần đây, hiện tượng mờ sương khói (smog) vào ban ngày đang diễn ra ở những thành phố lớn ở Việt Nam. Lượng khói bụi nhỏ và lơ lửng trên không khí do smog gây ra không chỉ ảnh hưởng xấu đến hệ hô hấp mà còn gây tác dụng xấu đến làn da. Vậy chúng ta phải dưỡng da như thế nào trong thời kỳ ô nhiễm môi trường hiện nay?
Các thành phần ô nhiễm trong không khí có tác động xấu lên da
Mỗi ngày làn da phải hứng chịu tác động từ tia cực tím và các thành phần ô nhiễm như hydrocarbon đa mạch vòng có mùi (polycyclic aromatic hydrocarbons-PAHs), thành phần hữu cơ dễ bay hơi (volatile organic compounds-VOCs),các oxide, vật chất dạng hạt (particulatematter-PM), ozone (O3) và khói thuốc lá…Tổ hợp những thành phần ô nhiễm này càng nguy hiểm hơnkhi có sự hiện diện của tia cực tím và tạo nên những thànhphần tạo ôxy hóa dạng smog.
Mặc dù làn da là lá chắn chống lại những thành phần gây nên ôxy hóa cũng như các chất ô nhiễm vật lý, nhưng “nước chảy đá mòn”. Khi phải hứng chịu ô nhiễm không khí trong một thời gian dài ở cường độ cao, da sẽ dễ bị viêm sưng và lão hóa nhanh hơn. Những bệnh da liễu như dị ứng da do di truyền, viêm da, chàm bội nhiễm (eczema) và bệnh vẩy nến cũng dễ bột phát hơn. Những thành phần ô nhiễm không khí kể trên đều có thể xâm nhập vào lỗ chân lông, do đó da dễ bị mụn cũng là điều dễ hiểu. Trong trường hợp xấu, ung thư da cũng là điều có thể xảy ra.
Để hạn chế những tác hại của ô nhiễm từ môi trường không khí ô nhiễm, bạn không thể ngồi yên và dưỡng da theo cách thông thường. Thay vào đó, một quy trình dưỡng da nghiêm túc và mang tính khoa học cùng những sản phẩm đặc trị là điều rất cần thiết.
Gợi ý Quy trình dưỡng da chống ô nhiễm
Bước 1: Rửa mặt
Dầu rửa mặt Anti/Oxi+ Pollutant & Dullness Clarifying Cleansing Oil SHU UEMURA
Dầu rửa mặt Anti/Oxi+ Pollutant & Dullness Clarifying SHU UEMURA 150ml
Dầu rửa mặt Anti/Oxi+ Pollutant & Dullness Clarifying Cleansing Oil SHU UEMURA
Dầu rửa mặt Anti/Oxi+ Pollutant & Dullness Clarifyin 450ml
Dầu tẩy trang Laneige Waterbank Blue HA
Sữa rửa mặt Toleriane Hydrating Gentle Face Cleanser for Sensitive Skin LA ROCHE-POSAY 200ml
Sữa rửa mặt Toleriane Hydrating Gentle Face Cleanser for Sensitive Skin LA ROCHE-POSAY 50ml
Sữa rửa mặt không tạo bọt Gentle Skin Cleanser CETAPHIL 125ml
Sữa rửa mặt không tạo bọt Gentle Skin Cleanser CETAPHIL 500ml
Nước cân bằng Calendula Herbal Extract Alcohol-Free Toner KIELH’S 250ml
Nước cân bằng Calendula Herbal Extract Alcohol-Free Toner KIELH’S 500ml
Toner Anti-Pollution Invigorating CHANEL
Vì bụi bẩn từ không khí có thể làm bít lỗ chân lông và len lỏi vào sâu hơn trong tầng thượng bì của da, việc rửa mặt chính là bước quan trọng đầu tiên cần lưu ý. Rửa mặt thoạt tưởng đơn giản nhưng để rửa mặt thật sạch, bạn nên rửa ít nhất hai lần. Phương pháp rửa mặt kép bao gồm 2 loại sản phẩm riêng biệt và được thực hiện khi kết thúc một ngày dài:
• Dầu tẩy trang: Dù được gọi là dầu nhưng dung dịch này có khả năng nhũ tương hóa khi tiếp xúc với nước. Đây là bước cực kỳ quan trọng trong việc làm sạch và làm đẹp da vì dầu tạo nên môi trường tối ưu để làm “vỡ” những hạt màu từ kem chống nắng, phấn nền cũng như những sản phẩm trang điểm lâu trôi. Ngoài ra, dầu tẩy trang cũng lấy đi đáng kể những bụi bẩn trên da. Sau bước tẩy trang bằng dầu, làn da đã sạch hơn đến 80%.
• Sữa rửa mặt dịu nhẹ: Dầu tẩy trang đã làm sạch da rất tốt nên bạn không cần phải sử dụng một loại sữa rửa mặt có quá nhiều bọt và độ kiềm quá cao. Thay vào đó, hãy chọn loại sữa rửa mặt dịu nhẹ dành cho da nhạy cảm. Nếu có thể, bạn hãy sử dụng các loại sữa rửa mặt không tạo bọt vì chúng tốt cho da nhạy cảm, da mụn cũng như da dễ bị kích ứng.
Sau đó, để tạo sự cân bằng pH trên da, bạn có thể dùng bông gòn để thoa lên da một lớp toner không chứa cồn. Mặc dù đây không phải là bước bắt buộc nhưng toner không chứa cồn thường bao gồm những trích ly từ hoa cỏ, giúp làm da dịu mát hơn.
Bước 2: Chống ôxy hóa tế bào da
Serum C.E.O Glow SUNDAY Riley 35ml
Serum C.E.O Glow SUNDAY Riley 15ml
Serum Vitamin C Suspension 23%
Serum C E Ferrulic SkinCeuticals
Từ Đông sang Tây, khi nói đến dưỡng da trong thời kỳ ô nhiễm không khí, các bác sĩ da liễu cũng như các chuyên gia làm đẹp đều thừa nhận một điều: Biện pháp hữu hiệu chính là sử dụng các sản phẩm có thành phần chống ôxy hóa tế bào.
Phương pháp này cũng dễ hiểu bởi các thành phần trong bụi không khí thường sẽ tạo nên những chất ôxy hóa tế bào. Thành phần có khả năng trung hòa được các chất ôxy hóa chính là những chất chống ôxy hóa. Khi bạn ngăn chặn sự hình thành các chất ôxy hóa mới càng sớm, làn da sẽ càng ít bị lão hóa sớm hơn.
Chất chống ôxy hóa tốt nhất là vitamin. Trong các loại vitamin có thể được sử dụng để dưỡng da, vitamin C là thành phần dễ sử dụng nhất. Không chỉ có tác dụng trung hòa các chất ôxy hóa, vitamin C còn có khả năng làm sáng da, mờ sẹo thâm, giảm sưng tấy và kích thích sự sản sinh collagen. Để vitamin C có thể phát huy hết công suất, hãy chú ý đến hàm lượng của thành phần này phải từ 20% trở lên và được pha chế trong dung môi không nước (như dầu) hoặc được đựng trong bình chứa không có không khí.
Bước 3: Dưỡng ẩm
Kem dưỡng ẩm từ trà xanh và dầu hạt Innisfree Green Tea Seed
Kem dưỡng da dạng gel Dramatically Different Hydrating Jelly Clinique
Gel dưỡng ẩm Bio-Oil Dry Skin BIO-OIL
Việc dưỡng ẩm cho da ở vùng ô nhiễm không khí đòi hỏi sự tinh tế và hiểu biết về da của chính mình. Một mặt, bạn phải cung cấp vừa đủ độ ẩm cần thiết cho da. Mặt còn lại, vì làn da sẽ trở nên nhạy cảm hơn trong môi trường ô nhiễm nên điều quan trọng là giải quyết vấn đề này. Chính vì lẽ đó, các sản phẩm dưỡng ẩm cho da đều phải có hai mục đích chính là tạo nên độ ẩm và sự dễ chịu cho làn da. Bên cạnh đó, các sản phẩm tạo nên độ ẩm nên sử dụng là những sản phẩm dành cho da nhạy cảm. Bạn hãy chọn sản phẩm có chứa thành phần cần thiết để hút ẩm từ không khí như hyaluronic acid và glycerin. Các chất chống ôxy hóa có nguồn gốc từ thiên nhiên như trà xanh cũng là thành phần đáng được lưu ý.
Bước 4: Chống nắng
Kem chống nắng UV Cream MENARD
Kem chống nắng UV Protective Cream Clé de Peau Beauté
Kem chống nắng Urban Environment Oil-Free Sunscreen SPF 42 30ml
Kem chống nắng Urban Environment Oil-Free Sunscreen SPF 42 50ml
Đây là bước quan trọng nhất trong bất kỳ liệu trình dưỡng da nào. Bạn đừng nghĩ rằng trong làn khói mờ sương kia không có tia tử ngoại từ mặt trời. Tia tử ngoại luôn có mặt trong ánh sáng ban ngày. Ngay cả khi trời mưa, trong ánh sáng vẫn có tia UV.
Ngoài ra, tia tử ngoại cũng hiện diện trong ánh sáng đèn điện và ánh sáng xanh hắt ra từ màn hình máy tính, điện thoại cũng như máy tính bảng. Tác hại của tia tử ngoại là tạo nên những gốc tự do có khả năng tàn phá tế bào da theo hiệu ứng domino, dẫn tới việc lão hóa ở da. Ngoài ra, tia tử ngoại cũng góp phần hình thành những đốm đồi mồi cũng như những khối nám ở da mặt. Tệ hơn, khi tiếp xúc lâu dài với tia tử ngoại ở liều cao có thể dẫn đến ung thư da.
Kem chống nắng chính là “thành trì” vững chãi cũng như bước đầu tiên để chống lại tác hại của tia tử ngoại. Sẽ không ngoa khi nói kem chống nắng chính là sản phẩm chống lão hóa cho da tốt nhất. Tùy theo sở thích hay cơ địa dễ dị ứng của da mà bạn có thể sử dụng kem chống nắng hóa học hay vật lý. Khi thoa kem chống nắng, hãy thoa đủ (một muỗng cà phê cho khuôn mặt) và thoa đều đặn mỗi ngày. Ngoài ra, bạn cũng nên hạn chế đi ra đường trong thời gian lượng tia tử ngoại có nhiều nhất trong không khí (từ 11h30 đến 13h30).
ELLE hy vọng với bài viết này bạn có thêm nhiều kiến thức dưỡng da hữu ích trong môi trường ô nhiễm không khí. Chúc bạn luôn có một làn da khỏe đẹp!
Bài: Minh Clarke
Nguồn: Tạp chí Phái đẹp ELLE
Ảnh: Tư liệu